top of page
  • Content Creator Team

TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ THỜI TRANG CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Đã cập nhật: 1 thg 5, 2022

Đối với những người mới bắt đầu tìm hiểu về ngành công nghiệp thời trang, việc nắm được các thuật ngữ chuyên môn cơ bản là một bước vô cùng quan trọng để tiến gần hơn với lĩnh vực này. Dưới đây là “từ điển” thuật ngữ thời trang do đội ngũ sáng tạo tại The Fashion Alley tổng hợp dành cho người mới bắt đầu.

IMAGE: VOGUE

Haute Couture

(tham khảo Elle Vietnam, L'Officiel)


Bắt nguồn từ tiếng Pháp, “Haute” là sang trọng, thời thượng, và “Couture” dùng để chỉ nghệ thuật may đo thủ công. có thể hiểu, “Haute Couture” là thuật ngữ để mô tả thời trang cao cấp, được may bằng tay, và chỉ dành riêng cho mỗi khách hàng đã đặt.

IMAGE: SCHIAPARELLI

Một số thương hiệu tiêu biểu thuộc dòng thời trang Haute Couture: Alexander McQueen, Schiaparelli, Iris Van Herpen, Atelier Versace, Armani Privé, Valentino, Chanel, Dior, Givenchy,...


Ready-to-Wear hay Prết-á-Porter (tham khảo Harper’s Bazaar, Elle Vietnam)

Ngược lại với “Haute Couture”, “Ready-to-wear” hay “Prết-á-porter” được hiểu là trang phục may đo sẵn, và thường đáp ứng nhu cầu của phần lớn khách hàng vì sự tiện lợi và tính thương mại. Các thương hiệu thời trang thường ra mắt 2 BST “Ready-to-Wear” mỗi năm: mùa Xuân - Hè và mùa Thu - Đông. Đây được xem là thời gian trình diễn hợp lý nhằm dự đoán xu hướng cũng như khảo sát thị hiếu khách hàng. Các BST này được trình diễn trong các tuần lễ thời trang “Big Four” - London, New York, Milan, Paris. Tuần lễ thời trang “Ready-to-wear” thường diễn ra riêng biệt so với tuần lễ thời trang “Haute couture”.

IMAGE: FENDI

IMAGE: BALMAIN

Demi-couture (tham khảo style-republik, fashionunited.uk)


Nguồn gốc của demi-couture bắt nguồn cách đây hơn một thập kỷ, khi thời trang bắt đầu chứng kiến các nhà thiết kế quần áo may sẵn giới thiệu những mẫu sản phẩm có tính thủ công trong bộ sưu tập. Các mẫu này có giá cao hơn dòng RTW trung bình nhưng vẫn thấp hơn so với thời trang cao cấp (haute couture).













Capsule Collection

Theo “Business of Fashion”, thuật ngữ “Capsule collection” được khởi xướng và phổ biến bởi Donna Karan vào những năm 1980, từ sau BST “Seven easy pieces” (“7 thiết kế cơ bản”). Với ý tưởng từ những món đồ cơ bản và thiết yếu nhất, “capsule collection” là dòng sản phẩm thời trang được chọn lọc, thường bao gồm phiên bản giới hạn vượt qua xu hướng nhất thời của các mùa.

IMAGE: JIL SANDER

Một khái niệm thường nhầm lẫn với “Capsule Collection”, thuật ngữ “Capsule wardrobe” được hiểu là phiên bản cô đọng của tủ quần áo, chứa những món đồ thiết yếu, không bị lỗi mốt theo thời gian (timeless), mang chất lượng tốt, màu sắc trung tính nên chúng ta có thể mặc trong nhiều dịp và kết hợp với những trang phục từ bộ sưu tập theo mùa.
















Cruise (tham khảo Elle Vietnam, Harper’s Bazaar)

Cruise” hay “resort collection” là thuật ngữ thời trang quen thuộc để chỉ những show thời trang cao cấp dành cho mùa du lịch nghỉ dưỡng, thường được thiết kế với màu sắc nhẹ nhàng, tươi sáng. BST “Cruise” thường được ra mắt sau BST Thu Đông và trước BST Xuân Hè, vào khoảng tháng 5 hoặc tháng 6 hàng năm.

IMAGE: ALEXANDER MCQUEEN

Khác với những tuần lễ thời trang lớn, được tổ chức cố định ở các kinh đô thời trang toàn cầu, những BST Cruise/Resort thường được ra mắt tại các địa điểm đậm tính chất du lịch. Khách tham dự được mời vô cùng chọn lọc, chỉ bao gồm một số ít khách VIP và ngôi sao hạng A. Có thể nói rằng, “Cruise” chính là “phiên bản giới hạn” của các tuần lễ thời trang.


Streetwear (tham khảo Elle Vietnam)

“Streetwear” - phóng khoáng, bụi bặm, cá tính và phá cách, là một phong cách ra đời vào khoảng năm 1980 khi âm nhạc hip hop và các phong trào khẳng định cá tính riêng nở rầm rộ. Các món đồ “signature” của phong cách này phải kể đến giày sneakers hầm hố, trang phục phom rộng, phụ kiện to bản,...

Một nhánh của “streetwear” là “urban American streetwear” (phong cách đô thị) - một phiên bản trẻ trung, thời thượng hơn. Đây là xu hướng được khởi xướng và phát triển bởi những thương hiệu hàng đầu về thời trang đường phố như Supreme, Deer Dana, Blanca Chandon…

IMAGE: CRAIG GREEN FASHION

Một thuật ngữ dễ bị nhầm lẫn với “streetwear” là “Street style”. Nếu như streetwear là phong cách của một nhóm người thì street style lại mang tính cá nhân hơn, đề cao sự thoải mái và thể hiện rõ cá tính thời trang.


Faux Pas (tham khảo Fashion Bible, 2dep)

IMAGE: HARPER'S BAZAAR

Cụm từ tiếng Pháp “Faux pas” là một thuật ngữ thời trang để chỉ điều gì đó lạ lùng hoặc ngớ ngẩn, hay các lỗi phong cách, trong trang điểm, kiểu tóc, quần áo,.. Việc đi tất trắng với quần tối màu, choàng khăn vào mùa hè, đeo kính râm trong nhà,... chính là những “faux pas”.


Pièce De Résistance (tham khảo 2dep)

IMAGE: LOUIS VUITTON

Pièce De Résistance” là một thuật ngữ còn khá xa lạ. Nếu trong ẩm thực, cụm từ này để chỉ những món ăn chính thì trong giới thời trang, “Pièce De Résistance” dùng để nói đến những món phụ kiện tạo nên điểm nhấn, đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong một bộ trang phục.


Dress code (tham khảo gumac.vn, Elle Vietnam)

IMAGE: VALENTINO

Dress code” là những quy tắc, luật lệ chung về mặc quần áo hoặc trang phục thường được sử dụng trong buổi tiệc và sự kiện quan trọng. Dress code thường được chia theo phong cách hoặc màu sắc. ,... Tùy vào không gian, tính chất, đặc điểm của sự kiện mà kiểu dress code sẽ được quy định rõ ràng, và việc mặc đúng dress code được xem là cách tôn trọng chủ nhân buổi tiệc cũng như thể hiện cá tính thời trang của bạn.









64 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page