top of page
  • Ảnh của tác giảVyy Bui

ĐỔI MỚI TRONG THỜI TRANG CÓ PHẢI LÚC NÀO CŨNG TỐT?

Đổi mới trong xu hướng, sáng tạo và cách làm truyền thông dường như là quy luật tất yếu của ngành thời trang. Tuy nhiên, có phải tất cả sự đổi mới đều cần thiết? Cân đối nguồn lực và định hướng một cách hợp lí sẽ giúp ta giảm bớt 'áp lực' và nghĩ khác về cụm từ 'đổi mới'.

IMAGE: NO FAITH STUDIOS

The decision to pursue something "new" in the fashion industry is multi-faceted and doesn't always guarantee success.

#TFA INSIGHTS


PROS| “INNOVATION DRIVES INTEREST"

Trong thời trang, sự đổi mới của các xu hướng, concept, hay kỹ thuật thiết kế luôn có sức hút truyền thông nhất định, cùng với đó là sự hứng thú, tò mò của công chúng. Hiệu ứng này có thể dẫn đến tăng doanh số, nhận diện thương hiệu và độ phủ sóng thị trường một cách mạnh mẽ.

IMAGE: DIESEL SS24

Dưới sự lãnh đạo của Alessandro Michele, Gucci tái tạo sức hút với âm hưởng hào nhoáng (Maximalism, Romanticism, Nostalgia). Helmut Lang, vốn nổi tiếng bởi nét tối giản kết hợp phá cấu trúc, gần đây đã có cú “modern twist" từ Peter Do với nguồn cảm hứng từ Việt Nam. Hay Glenn Martens, GĐST Diesel từ 2020, đã làm mới thương hiệu, tạo sự bứt phá cho denim wear với những campaign và chiến dịch collaboration đa lĩnh vực...


PROS| THÍCH NGHI NHU CẦU THỊ TRƯỜNG

IMAGE: DIESEL

Với sự biến đổi của cuộc sống cùng các tiêu chuẩn mới trong xã hội, tâm lý khách hàng cũng có những sự dịch chuyển nhất định, ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng và gu thẩm mỹ cá nhân. Để đáp ứng quy luật này, các thương hiệu thời trang ở những phân khúc khác nhau đều cần đến sự đổi mới để ở cùng tần số với khách hàng mục tiêu, phát triển cộng đồng hoặc tiếp cận đối tượng tiềm năng. Việc đổi mới để tránh bị một màu là cần thiết, nhưng chúng cần xuất phát từ giá trị cốt lõi và DNA của thương hiệu, nhằm đảm bảo tính nhất quán về thiết kế, duy trì sự yêu thích của khách hàng quen thuộc.



CONS| RỦI RO VỀ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

IMAGE: OLYA PAVLOVA

Luôn muốn đổi mới để vượt lên trên và “tạo dấu ấn" đôi lúc khiến đội ngũ nhân sự burnout và không phát huy được khả năng sáng tạo một cách hiệu quả. Việc liên tục truy đuổi "điều lớn tiếp theo" có thể khiến một thương hiệu mất đi bản dạng đặc trưng (brand identity), dẫn đến việc công chúng không thể phân biệt họ với những đối thủ khác. Những mục tiêu lớn cần đi đôi với sự thực tế. Thay vì liên tục ra BST mới hay tạo những “cú nổ truyền thông", đội ngũ in-house cần khoảng nghỉ để hướng vào bên trong, xây dựng nguồn lực một cách vững vàng và xác định rõ định hướng dài hạn.






CONS| HỆ QUẢ VỀ TÀI CHÍNH

Không phải tất cả những sự đổi mới đều trở thành dự án có lợi nhuận. Đầu tư nặng vào ý tưởng mới mà không gây tiếng vang, hoặc gặp rủi ro về ý kiến trái chiều có thể dẫn đến những tổn thất lớn. Hay những sự kiện thời trang quy mô, nhưng lại chú trọng về khía cạnh bùng nổ truyền thông, branding hơn là chiến lược marketing-sales, sẽ ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu sau khi mở bán.

IMAGE: BUREAUBETA.COM

Sự đổi mới về phong cách của Tom Ford cho YSL vào cuối thập niên 90 từng gặp khó khăn khi ra mắt công chúng và ảnh hưởng đến doanh số. D&G, Gucci hay Balenciaga cũng từng gặp những tổn thất lớn về tài chính từ một số chiến dịch truyền thông nhạy cảm.



Innovation isn't only about changing; it's also about re-envisioning what's timeless.

#TFA INSIGHTS



Sáng tạo không chỉ là khám phá điều mới, mà còn là sự tái tạo từ những giá trị mang tính thời đại. Cách này góp phần giảm áp lực tâm lý khi liên tục phải tạo ra “cái mới”. Bởi sáng tạo không có nghĩa ta sẽ loại bỏ những ý tưởng cũ. Thời trang vốn luôn tuân theo một chu kỳ: như cách xu hướng cạp trễ và áo crop top từ thập niên 2000s tái xuất, hay phong cách punk và gothic luôn được cập nhật mỗi thời đại, mang lại những hiệu ứng sân khấu không ngờ đến.



53 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page