top of page
  • Ảnh của tác giảVyy Bui

PORTFOLIO MARKETING THỜI TRANG CẦN CÓ GÌ?

Thời gian gần đây, mình nhận thấy có khá nhiều bạn quan tâm đến lĩnh vực Truyền thông & Marketing Thời Trang. Tuy còn tương đối mới tại Việt Nam và chưa quá phổ biến tại các trường Thời Trang trong nước, đây là một lĩnh vực có đầy triển vọng để phát triển.


Có lẽ các bạn đã quen thuộc với quy trình thực hiện một Portfolio Thiết kế Thời Trang và hầu hết khi nhắc đến “portfolio”. Tuy nhiên, ngành Truyền thông & Marketing Thời Trang cũng cần những bản hồ sơ nghệ thuật chuyên nghiệp, đặc biệt là khi các bạn có ý định đi du học ngành này. Sau đây là những yếu tố cần có trong một Portfolio của Fashion Marketing.

IMAGE: UNSELL.DESIGN

1. NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG

TREND REPORT, TREND RESEARCH


Một trong những đặc trưng tiêu biểu nhất của ngành Fashion Marketing là tính cập nhật liên tục về tin tức, xu hướng thời trang. Hãy thực hiện 1-2 bản nghiên cứu chuyên sâu về các xu hướng đang thịnh hành để nhà tuyển dụng thấy được sự nhanh nhạy, chịu khó tìm hiểu của bạn.

IMAGE: NALINI ARORA

Vậy 1 bản trend report cần những gì?

  • Bối cảnh lịch sử/văn hoá của trend.

  • Các trendsetters, influencers tác động trực tiếp đến trend.

  • Những địa điểm/thành phố lớn xuất hiện trend.

  • Các kiểu trang phục, phụ kiện đặc trưng.

  • Photoshoot, campaign quảng bá của trend.

Ngoài ra, những hình ảnh bạn đưa vào report nên thể hiện tính đúng xu hướng và thời điểm diễn ra xu hướng đó. Nếu các hình ảnh quá cũ, bản trend report sẽ không truyền tải được nội dung tốt nhất.


2. KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG

BUSINESS/MARKETING PLAN


Công việc chính của các Fashion marketers đó là xây dựng kế hoạch truyền thông cho thương hiệu cũng như các chiến dịch kinh doanh và quảng bá hiệu quả. Nhà tuyển dụng cần thấy tư duy chiến lược của bạn, đặc biệt là ở khía cạnh xây dựng thương hiệu (branding ability).

IMAGE: UNSELL.DESIGN

Bạn có thể tạo 1 bản kế hoạch cho thương hiệu cá nhân trong tương lai của bạn hoặc xây dựng chiến lược Marketing cho 1 thương hiệu bất kì mà bạn yêu thích. Nếu là Personal Brand, hãy đề ra các giá trị cốt lõi, định hướng và hình ảnh mà bạn hướng đến, xác định khách hàng mục tiêu…Nếu là một Fashion Brand khác, bạn hãy nghiên cứu thật kỹ về sản phẩm của họ, đặc biệt là key products, tập khách hàng và các campaign cũ để đưa ra những kế hoạch mới mẻ, phù hợp nhất cho họ.


3. BÁO CÁO THƯƠNG HIỆU

BRAND REPORT

Nếu Trend report thiên về nghiên cứu xu hướng thì Brand report là bản báo cáo chuyên sâu tất cả các khía cạnh của một thương hiệu từ sản phẩm, hình ảnh đến quy trình vận hành. Đây là điều bạn cần thực hiện trước khi xây dựng một Marketing plan. Hiểu về thương hiệu, bạn mới có thể đề ra những chiến lược đúng đắn. Vậy brand report thương hiệu thời trang cần có những gì?

  • Phong cách nổi bật của thương hiệu đó.

  • Lợi thế và thách thức của vị trí cửa hàng.

  • Window display (trưng bày cửa sổ store).

  • Shop display - nội thất cửa hàng và cách trưng bày sản phẩm.

  • Target customer - nghiên cứu tập khách hàng tiềm năng.

  • Mối quan hệ với celeb, KOL, KOC…

  • Phân khúc giá thành.

  • Cách vận hành trên social media.

  • Packaging - đóng gói, bao bì, cách thiết kế nhãn, mác…

  • Sự kiện từng tổ chức, fashion show…

  • Đối thủ của thương hiệu.

4. TÁC PHẨM CÁ NHÂN

PERSONAL ARTWORK

IMAGE: NORTHUMBIA FASHION

Tuy là khía cạnh Marketing, nhưng bạn cũng cần có những cảm nhận về thẩm mỹ nhất định đối với Thời trang. Bởi vậy, theo quan điểm cá nhân của mình, nếu bạn từng yêu thích vẽ, hoặc có các project cá nhân về nghệ thuật/thời trang hay sự sáng tạo, hãy đưa chúng vào portfolio như thể hiện một phần tính cách của bạn. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hứng thú khi bạn không chỉ có khả năng nghiên cứu, tư duy chiến lược mà còn có con mắt nghệ thuật ấn tượng. Nếu một bản portfolio chỉ thiên về nghiên cứu đơn thuần những thông tin trên mạng, những con chữ, hình ảnh hay số liệu quá nhiều, đôi lúc sẽ thiếu đi tính “cá nhân hoá”. Hãy thể hiện khía cạnh “thời trang” trong con người bạn nữa nhé!


5. BỐ CỤC & HÌNH ẢNH CHẶT CHẼ

IMAGE: BEHANCE

Lĩnh vực Fashion Marketing đặc biệt chú trọng đến khía cạnh hình ảnh, đó cũng là một trong những yếu tố quyết định sản phẩm có đến gần được với khách hàng hay không. Trong những bài viết trước, mình đã đề cập tương đối rõ nét về phong cách layout của Fashion Marketing:

  • Có khoảng trắng, ít chữ.

  • Các yếu tố cân xứng, đối xứng.

  • Hình ảnh cô đọng, thậm chí chỉ 1-2 ảnh/trang.

  • Tính tối giản, hiện đại.

  • Yếu tố xa-gần, chính-phụ.

Không thể phóng tay và bay bổng khi sử dụng layers màu sắc, bạn cần tiết chế, tối giản hơn và hãy thể hiện điều này trong portfolio. Mình thấy các giảng viên quốc tế thường thích thú hơn với cách trình bày logic, sạch sẽ và đi thẳng vào vấn đề.





194 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page