top of page
  • Ảnh của tác giảVyy Bui

NHỮNG SAI LẦM KHI HỌC FASHION MARKETING (P.1)

Đã cập nhật: 29 thg 3, 2022

Ngành Truyền thông & Marketing Thời trang vốn là một lĩnh vực đầy năng động và thu hút sự chú ý từ nhiều bạn trẻ. Bên cạnh việc tìm hiểu về những kiến thức mà ngành này mang lại, ta cũng cần hiểu kỹ hơn về cách học sao cho đúng và tránh mắc phải những sai lầm phổ biến.


Nếu bạn có ý định theo đuổi ngành Truyền thông & Marketing Thời trang, đây hẳn là bài viết dành cho bạn!

IMAGE: @UNSPLASH

1. NHẦM LẪN KHÁI NIỆM FASHION MARKETING VÀ MARKETING


Có nhiều sinh viên không thực sự thích thời trang nhưng vẫn chọn học Fashion Marketing và phải bỏ ngang vì từng lầm tưởng rằng nó sẽ tương đồng với Marketing. Nhưng sự thực không phải như vậy. Fashion Marketing là tất cả những khía cạnh liên quan đến truyền thông, marketing của ngành thời trang. Các chiến lược thúc đẩy hành vi của khách hàng cũng được thực hiện dựa trên nhu cầu, thị hiếu của khách hàng chỉ ở lĩnh vực thời trang. Để có thể hoạt động trong ngành này, kiến thức chuyên môn về thời trang là điều vô cùng quan trọng. Đặc biệt, bạn cũng cần nhanh nhạy về các thương hiệu, phong cách và xu hướng thời trang.


IMAGE: @AI PLAN

Đối với ngành Marketing nói chung, kiến thức về tiếp thị có thể được áp dụng với nhiều loại sản phẩm ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Với chuyên môn về Marketing, bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế như các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại - dịch vụ, cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận…


Vậy học Marketing nói chung thì có thể làm việc trong ngành thời trang không? Câu trả lời là hoàn toàn có, nhưng bạn cần sự hỗ trợ của những người có chuyên môn thời trang. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chủ động cập nhật và tìm hiểu thêm rất nhiều về thời trang. Công việc này có thể hơi khó khăn lúc ban đầu đối với những bạn không có xuất thân về thời trang. Nhưng nếu bạn thực sự nỗ lực, không gì là không thể!









IMAGE: @TRENDLAND

2. LỰA CHỌN FASHION MARKETING CHỈ VÌ KHÔNG THEO ĐƯỢC FASHION DESIGN


Sự khác biệt giữa Fashion Marketing và Fashion Design là một điều tương đối rõ ràng. Nhưng để so sánh ngành nào ‘khó hơn’, đây là điều không thể. Thông thường, ai có chuyên môn ở ngành nào, người đó sẽ thấy ngành không phải thế mạnh của mình khó hơn. Tuy nhiên, với một cá nhân học cả hai như mình, nhìn một cách khách quan, ngành nào cũng có những yêu cầu và đòi hỏi riêng.


Có rất nhiều bạn phân vân và quyết định chọn Fashion Marketing chỉ vì nghĩ bản thân sẽ không thể vẽ, không thể may, không thể sáng tạo để học Design (cho dù bản thân thích Design hơn). Ngoài ra, cũng có nhiều luồng tư tưởng cho rằng Fashion Marketing ‘dễ hơn’, còn Fashion Design ‘ngầu hơn’ nên mình không đủ sức. Đây đều là những sự phân biệt không đáng có giữa hai ngành.


Mình nghĩ điều đầu tiên các bạn cần làm đó là lắng nghe bản thân xem bạn thực sự hứng thú với điều gì và thực sự cần gì trong tương lai. Hãy lựa chọn ngành mình yêu thích và nỗ lực vì nó. Biết đâu bạn giỏi hơn mình nghĩ? Nếu bạn cần cả hai, hãy xác định thời điểm nào nên học cái gì một cách kỹ lưỡng. Bởi nếu bạn lựa chọn Fashion Marketing như một ‘phương án thay thế’, bạn cũng sẽ gặp những hậu quả khôn lường đó!


3. KHÔNG TRAU DỒI KIẾN THỨC VỀ THỊ TRƯỜNG THỜI TRANG

IMAGE: @UNSPLASH

Như mình đã đề cập, Fashion Marketing là toàn bộ quy trình marketing, truyền thông trong ngành thời trang nên yêu cầu về kiến thức chuyên môn thời trang là điều không thể thiếu. Nếu bạn không có xuất thân thời trang nhưng lại làm marketing trong doanh nghiệp thời trang, chắc chắn bạn cần tìm cách để tự cập nhật (hoặc sự hỗ trợ từ người có chuyên môn). Kiến thức chuyên môn ở đây không phải là khía cạnh sản xuất như thiết kế, mà thiên về quản lý và tiếp thị. Nếu bạn học chuyên ngành này nhưng lại không chăm chỉ cập nhật thị trường, xu hướng và tin tức, sẽ rất khó để bạn có thể cạnh tranh với những thương hiệu hoặc agency thời trang khác. Đối với Fashion Design, ta không nhất thiết cần chạy theo xu hướng, không nhất thiết luôn nhìn vào người khác để phát triển. Tuy nhiên, đối với Fashion Marketing, việc khảo sát thị trường và phân tích đối thủ luôn ở tần suất cao. Bởi sứ mệnh của bạn là tìm cách xây dựng nội dung quảng cáo thu hút, xây dựng câu chuyện thương hiệu. Một BST Thời Trang có tiếp cận được với nhiều khách hàng hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách làm Marketing. Chính vì vậy, nếu bạn không mở lòng với thực tế và nắm được thực trạng thị trường, bạn sẽ không thể dẫn dắt thương hiệu tiếp cận đúng đối tượng.


4. KHÔNG XÂY DỰNG HÌNH ẢNH CHUYÊN NGHIỆP

IMAGE: @BEHANCE

Như đã biết, cách xây dựng hình ảnh của Fashion Marketing thiên về sự tối giản, logic và sạch sẽ trong từng layout như một chiếc magazine vậy. Tuy nhiên, đơn giản không có nghĩa là qua loa, nhàm chán. Có những cá nhân không quá quan tâm đến việc chăm chút cho slide bài tập hoặc visual các dự án truyền thông thời trang của mình. Mình nghĩ đây là cơ hội để mỗi người luyện tư duy về hình ảnh trực quan và không nên bỏ lỡ nó. Bởi magazine layout không đơn giản như ta nghĩ, có những thứ tưởng đơn giản nhưng mất rất nhiều thời gian để tinh chỉnh. Hơn cả, nếu bạn làm hình ảnh không tốt, sẽ rất khó để các chiến lược marketing của bạn đạt tối ưu dù chúng có tốt đến thế nào. Hãy đặt địa vị của bạn vào người xem. Liệu họ có thu hút bởi những hình ảnh đơn điệu hay không? Thậm chí, với thế hệ trẻ, hình ảnh càng không mạnh, họ càng không có đủ kiên nhẫn để đọc hết thông tin. Hình ảnh và nội dung là hai yếu tố gần như không thể tách rời khi làm marketing thời trang. Đây cũng là một trong những kinh nghiệm xương máu của mình khi xây dựng thương hiệu cá nhân.





80 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page