top of page
  • Ảnh của tác giảTuong Vi Dang Vu

FASHION BURNOUT & CÁCH KHẮC PHỤC

Với sự vận hành không ngừng, ngành thời trang vô hình tạo ra môi trường với nhiều áp lực. Bên cạnh đó, việc luôn phải duy trì sức sáng tạo đôi khi khiến chúng ta kiệt sức và rơi vào trạng thái “burnout”. Tuy nhiên, nếu biết cách điều chỉnh, cân bằng giữa công việc và sức khoẻ tinh thần & thể chất thì ta có thể hạn chế tình trạng này.

IMAGE: LOUISAMENG

BURNOUT TRONG THỜI TRANG ĐẾN TỪ ĐÂU?

Với sự vận hành không ngừng, như bao ngành khác, thời trang cũng là môi trường với nhiều áp lực từ bên trong. Việc luôn phải duy trì sức sáng tạo, cùng tâm lý phải "nắm bắt cái mới", hay sự cạnh tranh ngầm về những ý tưởng độc đáo khiến nhiều người rơi vào trạng thái burnout. Ngoài ra, trạng thái burnout trong thời trang cũng đến từ mặt thể chất: gia công, may đồ, làm rập, (mình đã đau toàn thân cả tuần sau ngày final trên trường).

IMAGE: AVATAR-TIME

IMAGE: NEILKRUG

ĐIỀU CHỈNH 'FASHION TARGET'


Trạng thái burnout thường xảy ra khi ta đặt quá nhiều mục tiêu và kì vọng, nghĩ rằng bản thân có thể “cân sạch” mọi thứ. Thực tế, mỗi người đều có những kĩ năng mạnh và yếu nên việc giỏi toàn diện gần như là không thể. Các fashion skills cũng cần được xếp thứ hạng ưu tiên, vì vậy việc xác định năng lực của bản thân, đặt ra những target hợp lí sẽ giúp ta không bị choáng ngợp và kiệt sức trước khối lượng công việc.












HẠN CHẾ NHỮNG TIẾP XÚC GÂY MẤT CẢM HỨNG

IMAGE: LOUISAMENG

Đôi khi, không hẳn do khối lượng công việc lớn dẫn tới burnout mà khi tiếp xúc quá nhiều với những điều tiêu cực/ không hợp mood, ta cũng có thể bị kiệt quệ về mặt tinh thần. Phần lớn fashion people đều mang những nguồn năng lượng - cá tính đa dạng, đôi lúc đối lập lẫn nhau. Bởi vậy, khi burnout, ta có thể tạm cho phép mình được hướng về bên trong, hoặc thay đổi không gian sáng tạo và đối tượng giao tiếp để có thể thay đổi tâm trạng.


CẢI THIỆN TÂM LÝ “SỢ CŨ”

IMAGE: CALVIN KLEIN

Tâm lý sợ mình cũ và lạc hậu đôi khi chính là nguyên nhân khiến nhiều người luôn tìm cách vắt kiệt sức lao động của bản thân để "tạo dấu ấn" và vượt lên trên. Đây dường như là cuộc đua vô hình trong tâm lý. Luôn làm mới mình là điều tốt, nhưng nên cân bằng và trân trọng "cái cũ", bởi rất nhiều ý tưởng đột phá được phát triển trên những chất liệu của quá khứ. Hiểu rằng không ai có thể mãi ở trên đỉnh cao, mà luôn có thế hệ sau kế thừa sức sáng tạo, ta sẽ thấy an tĩnh hơn rất nhiều.


TINH GIẢN LỐI SỐNG & TƯ DUY SÁNG TẠO

IMAGE: JUNN.J/VOGUE

Khi ta dần cảm thấy mệt mỏi và xao nhãng bởi những điều xung quanh, lựa chọn tinh giản mọi thứ sẽ giúp ta trở nên nhẹ nhõm. Một lối sống khép kín và chỉ giữ bên mình những mối quan hệ chất lượng, hay sự thay đổi sang những trang phục trung tính, tối giản cũng phần nào khiến bản thân thấy nhẹ nhàng, thư thái hơn. Hay sự tiết chế, tinh giản trong phong cách sáng tạo và tư duy thời trang cũng đánh dấu bước chuyển mình của mỗi cá nhân.












NGÀNH THỜI TRANG NHIỀU CƠ HỘI HƠN TA NGHĨ

IMAGE: PALOMAWOOL.COM

Ta thường lo lắng sẽ "tuột mất cơ hội" và cứ thế ôm đồm mọi việc cho đến khi quá tải. Hãy tập cách từ chối và cân nhắc kĩ "scope of work" nếu cảm thấy bản thân đang dần kiệt sức, bởi mình tin rằng mỗi cá nhân sẽ luôn có "đất diễn" trong ngành thời trang. Cơ hội trong tương lai sẽ không mất đi khi bản thân đã từng hết mình với nó. Học cách tĩnh lại một chút, cho phép bản thân nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian cụ thể, sức bền của ta sẽ đi xa hơn.


24 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page