top of page
  • Content Creator Team

CON ĐƯỜNG SỰ NGHIỆP THỜI TRANG DÀNH CHO SINH VIÊN TRÁI NGÀNH (P.2)

Tấm vé bước vào ngành thời trang không chỉ nằm ở tấm bằng tốt nghiệp ngành thời trang. Rất nhiều sinh viên trái ngành dù đam mê thời trang nhưng vẫn mất ăn, mất ngủ vì vấn đề này. Nhưng dù bạn là ai, đến từ đâu, học ngành gì, bạn đều có thể làm việc trong lĩnh vực thời trang vì thực tế nhiều người đã thành công. Dưới đây là những công việc mà dù bạn học trái ngành vẫn có thể theo đuổi, bởi lẽ thời trang là một thế giới rộng mở với rất nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp.

IMAGE: JACQUEMUS

Giám đốc sáng tạo (Creative Director)

Creative Director là làm gì? Giám đốc sáng tạo là chức vụ sáng tạo cao nhất trong một thương hiệu hay công ty/doanh nghiệp thời trang. Thương hiệu bổ nhiệm người này để cố vấn và dẫn dắt đội ngũ nhà thiết kế để đảm bảo thông điệp và hình ảnh bao quát mà thương hiệu muốn truyền tải.

IMAGE: POLITESAUDE

Giám đốc Sáng Tạo được coi là “Thấn tượng quốc dân”, là chức vụ mà mọi người trong ngành Sáng Tạo nói chung khao khát đạt được. Để có đủ kinh nghiệm, kiến thức và bản lĩnh để dẫn dắt tầm nhìn thời trang của cả một thương hiệu, bạn sẽ phải trải qua một hành trình dài đòi hỏi sự kiên nhẫn và cái nhìn sắc bén trong ngành công nghiệp thời trang. Đối với sinh viên trái ngành, con đường này có lẽ còn khó khăn hơn cả. Bởi tầm nhìn thời trang không phải trong thời gian ngắn có thể hình thành. Để có cái nhìn và cảm quan sâu sắc, trải nghiệm phong phú và sự nghiên cứu sâu về thời trang là điều không thể thiếu.









Quản lý chuỗi cung ứng (supply chain manager)

IMAGE: VOGUE

Về cơ bản, Supply Chain Manager là người chịu trách nhiệm về việc quản lý và giám sát toàn bộ hoạt động mua sắm nguyên vật liệu, sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và phân phối sản phẩm ra thị trường. Trong xu hướng toàn cầu hóa, đây là vị trí quyết định sự tồn vong của mọi doanh nghiệp.


Trong vai trò của người quản lý chuỗi cung ứng, các Supply Chain Manager thường sẽ tiến hành lập kế hoạch để triển khai việc thu mua sản phẩm chất liệu cần thiết cho nhu cầu sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp thời trang. Ngoài ra, họ cũng đảm nhiệm công việc quản lý ngân sách mua hàng cũng như quản lý công tác nhập xuất hàng hóa.


Để thực hiện tốt công việc này, bạn cần phải hiểu rõ về xu hướng và diễn biến của thị trường thời trang, cũng như đồng thời nắm rõ về tất cả các chi phí. Bên cạnh đó, tính linh hoạt cũng là một kỹ năng cần có khi phải đối mặt với những thay đổi bất chợt trong chuỗi cung ứng bán lẻ.


Quản lý sản phẩm (Product manager)

Nói một cách dễ hiểu, Product Manager là người chịu trách nhiệm cho việc lên ý tưởng, thiết kế và xây dựng các chiến lược hiệu quả để quản lý cũng như phát triển dòng sản phẩm của nhà thiết kế và dịch vụ của thương hiệu. Đây là công việc mang tính cầu nối quan trọng giữa các bộ phận marketing và bộ phận kỹ thuật, thiết kế trải nghiệm người dùng.

IMAGE: LUND LUND

Vai trò trước mắt của một Product Manager chính là xây dựng và thực hiện kế hoạch sản phẩm bao gồm: thu thập và khai thác nhu cầu của sản phẩm và khách hàng đối với doanh nghiệp thời trang, xác nhìn tầm nhìn sản phẩm của thương hiệu đồng thời hợp tác chặt chẽ với các bộ phận khác để đảm bảo mục tiêu doanh thu và sự hài lòng của khách hàng. Bên cạnh đó, họ cũng đảm nhiệm sự theo dõi và xem xét các xu hướng thương mại để xác định phương án tốt nhất giúp mang lại lợi nhuận về doanh nghiệp


Đối với công việc này, bạn sẽ cần phải có kỹ năng lãnh đạo và quản lý để dẫn dắt đội ngũ theo đúng định hướng phát triển sản phẩm. Ngoài ra khả năng phân tích, đàm phán cũng vô cùng thiết yếu trong quá trình thuyết phục đối tác tiềm năng của sản phẩm.


Quản lý tài chính (Finance Manager)

Đây là một vị trí có sức ảnh hưởng lớn trong việc quyết định định hướng hoạt động kinh doanh của một thương hiệu thời trang. Đồng thời đây cũng là công việc chắc chắn đem lại cho bạn những cơ hội phát triển sự đa dạng mạng lưới quan hệ hợp tác trong ngành công nghiệp thời trang.

IMAGE:METAL MAGAZINE

Với vai trò là một người quản lý, cố vấn tài chính, họ sẽ thường phân tích các dữ liệu và đưa ra các thông tin tư vấn hữu ích với các Giám đốc điều hành nhằm giúp thương hiệu tối ưu hóa lợi nhuận. Nhìn chung, một giám đốc tài chính sẽ là người chịu trách nhiệm chính về tất cả những công việc xoay quanh tới tài chính, ngân sách của một thương hiệu như báo cáo tài chính, xây dựng và đề ra các kế hoạch tài chính phù hợp với chiến dịch truyền thông thời trang cũng như mục tiêu, chiến lược phát triển tài chính tổng thể dài hạn cho thương hiệu.


Để có thể hoàn thành nhiệm vụ tốt ở vị trí này, bạn cần phải có khả năng phân tích và tầm nhìn định hướng hiệu quả. Bởi vốn dĩ đây là hai yếu tố cần thiết để đảm bảo mọi quyết định đi đúng theo quỹ đạo mong muốn. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ cần phải có kỹ năng đàm phán và giao tiếp trong các mối quan hệ đối tác để có thể đạt được hiệu quả trong lợi ích lâu dài.


Quản lý người mẫu (Model booker/ manager)

Model booker/manager là người cầu nối giữa các doanh nghiệp/thương hiệu với các gương mặt mẫu tiềm năng. Công việc chính của họ chính là liên kết công việc đến những người mẫu phù hợp với yêu cầu mà các thương hiệu cần cho chiến dịch hoặc sản phẩm. Một công việc tưởng chừng như dễ dàng nhưng thật ra lại gây nhiều áp lực và yêu cầu khả năng quản lý, sắp xếp đỉnh cao.

IMAGE:DAILY MAIL


32 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page