top of page
  • Ảnh của tác giảVyy Bui

5 GÓC NHÌN GIÚP THAY ĐỔI QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ READY-TO-WEAR

Khác với những trang phục trình diễn, Ready-to-wear dù đơn giản, song lại đòi hỏi các NTK phải rất tỉ mỉ từ khâu chọn chất liệu, màu sắc đến bước lên phom cho một bộ đồ hoàn chỉnh.

PETER DO/ SLEEK MAGAZINE

IMAGE: BUREAU BETAK

XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG KHÔNG PHẢI KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU


Theo lẽ thông thường, ta sẽ tập trung nghiên cứu và tìm kiếm tập khách hàng tiềm năng của bộ sưu tập/brand. Tuy nhiên, đôi lúc lật lại góc nhìn và xác định đâu KHÔNG PHẢI khách hàng của mình cũng khiến ta lược bỏ bớt những chi tiết thừa, hoặc yếu tố không phù hợp trong bộ sưu tập. Chân dung khách hàng mục tiêu được phác hoạ rõ nét bao nhiêu, thì những đối tượng không “match” cũng nên được cân nhắc cụ thể hơn, nhằm tạo góc nhìn 2 chiều, hạn chế BST đi chệch định hướng ban đầu.





IMAGE: BUREAU BETAK

“FASHION IS DRIVEN BY INSIGHTS"


Trong thời trang Ready-to-wear, cái tôi của NTK không quyết định tất cả. Một BST thành công được hình thành dựa trên sự thấu cảm mạnh mẽ với khách hàng, hoặc dựa trên insights phù hợp bối cảnh cuộc sống, xã hội, nghệ thuật, môi trường...


1970s-80s đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử phụ nữ có thể lựa chọn phong cách cho riêng mình và dần khẳng định vị thế mới trong xã hội. Power Suits thanh lịch, thoải mái của Giorgio Armani; Chanel Suits hay Le Smoking của YSL xuất hiện, mở đường cho “casual Friday” của phương tây. Grunge, trước khi phổ biến với thời trang, từng là một trào lưu nổi loạn của giới trẻ, đi ngược quy chuẩn thông thường. Hay Athleisure là sự kết hợp giữa athlete (vận động viên) và leisure (thời gian nhàn rỗi), được hình thành khi đám đông có xu hướng dành nhiều thời gian rỗi để đi tập hơn.


TUY HAI MÀ MỘT: CHỌN CHẤT LIỆU & CHỌN MÀU SẮC

IMAGE: BUREAU BETAK

Chất liệu và màu sắc là hai yếu tố luôn đi song song và ảnh hưởng lẫn nhau. Màu sắc đúng, nhưng chất liệu sai hay ngược lại cũng khiến một thiết kế kém hấp dẫn hơn. Đối với Ready-to-wear, khi phom dáng trở nên đơn giản, thì chất liệu và màu sắc góp phần then chốt trong việc thể hiện tinh thần của BST.


Ví dụ, tone trung tính như trắng/đen sẽ không quá đặc biệt cho tới khi được phối cùng chất liệu cụ thể (crisp white linen - sắc nét so với creamy wool - nhẹ nhàng; Hay silky pink sang trọng của haute couture so với spandex pink đầy gợi cảm, khoẻ khoắn...).








IMAGE: BUREAU BUTAK

PHÂN BIỆT GIỮA THỜI TRANG (FASHION) & PHỤC TRANG (COSTUME)


Thuật ngữ “Risky Gray Area” được sử dụng để diễn tả ranh giới khó phân định giữa fashion và costume. Một thiết kế có phần phức tạp, bay bổng có thể được cho là giống trang phục biểu diễn, trình diễn nhiều hơn là bản chất trang phục hàng ngày. Khi thời trang nên phản ánh đúng cá tính của một người, thì costume có vai trò hoá trang, biến thành nhân vật khác. Đôi lúc, sự xuất hiện của ranh giới này cũng phụ thuộc vào những quan điểm và gu thẩm mỹ khác nhau. Bởi vậy, những ai có ý định rẽ hướng sang thời trang Ready-to-wear cũng nên để ý và cân nhắc yếu tố này.



KHI LÊN BẢN VẼ, NẾU KHÔNG BIẾT CÁCH MAY, THÌ CHƯA HẲN LÀ “THIẾT KẾ”

IMAGE: PETER DO/ SLEEK MAGAZINE

Ngay cả khi chưa thành thạo về may mặc, ta cũng nên hình dung được bộ đồ sẽ được xử lý như thế nào. Đặc biệt, khi thiết kế Ready-to-wear, ta cần tính đến công năng và giá trị sử dụng của món đồ. Nếu không có sự tính toán và tiết chế về cấu trúc, sẽ rất khó để diễn hoạ một mẫu thiết kế RTW, hay làm việc trong một thương hiệu đã mở bán tại thị trường lâu năm. Nếu học trái ngành chuyển sang làm thiết kế, chắc chắn sẽ cần trau dồi thêm ít nhiều kiến thức về may, rập, dù không chuyên sâu.



48 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page