top of page
  • Ảnh của tác giảVyy Bui

STORY TELLING| CHIẾN LƯỢC MARKETING THỜI TRANG HIỆU QUẢ

Thương hiệu thời trang ngày nay đã không còn xoay quanh việc trao đổi mua - bán với khách hàng, “thương hiệu” là cách ta tạo dựng nội dung, hình ảnh và xây dựng giá trị ý nghĩa đến gần hơn với cộng đồng.


Tốt nghiệp ngành Fashion Marcom tại LCDF cùng những trải nghiệm cá nhân khi đi làm, mình càng nhận thấy sự quan trọng của việc xây dựng “câu chuyện” trong từng chiến dịch marketing.

IMAGE: VERSACE

“STORYTELLING” ĐỐI VỚI THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG

Trước đây, mình từng nghĩ “storytelling” chỉ là sự ẩn dụ, là kể câu chuyện có diễn biến, đầu hoặc kết khi làm nội dung. Nhưng thực tế, “storytelling” còn là triết lý thương hiệu, là thế giới quan của cả một cộng đồng có chung niềm tin và giá trị. Đó còn là cách ta làm hình ảnh trên đa nền tảng cùng các hiệu ứng khác nhau.Ta kết nối, giao tiếp với khách hàng qua từng thiết kế, đường nét, màu sắc, chất liệu và xu hướng.

IMAGE: PURSEBLOG

Để làm được điều này, ta cần chú ý đến:

Customer journey: xây dựng hành trình khách hàng từ việc được truyền cảm hứng đến yêu thích, ủng hộ thương hiệu.

Self-discovery: tuyến nội dung & hình ảnh không chỉ tập trung vào thương hiệu, bản thân khách hàng cũng cần nhận lại giá trị, kiến thức hay khám phá cá tính của chính mình.

Style-base: phong cách của thương hiệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tone giọng, cách kể chuyện và hình ảnh.


“STORYTELLING” VÀ CÁC YẾU TỐ CẦN CÓ

IMAGE: GAP

Truyền tải ý niệm bộ sưu tập hay triết lý thương hiệu một cách hiệu quả, có sức ảnh hưởng yêu cầu sự tuân thủ các yếu tố sau trong thư viện nội dung (content library):

Emotional connection: sự kết nối về cảm xúc, thương hiệu cần “chạm” đến tâm lý của khách hàng.

Clear narrative: câu từ & hình ảnh rõ ràng, phù hợp đối tượng hướng đến.

Humanizing: có tính nhân văn, thương hiệu như 1 người bạn đồng hành.

Multi-channel: đáp ứng đa nền tảng, đa kênh (Facebook, IG, Tik Tok, website…).








LÀM SAO ĐỂ TẠO SỰ KẾT NỐI?

Để các thông điệp thương hiệu trở nên sâu sắc và kết nối tâm hồn khách hàng, ta cần trả lời những câu hỏi sau khi làm content:

Đối tượng - Who is your target customer?

Giá trị nội dung thương hiệu mang lại - What is gained from the brand story? (entertainment, self-learning, pride, curiosity…).

Sự đồng điệu giữa thương hiệu & khách hàng - Is there a relatable connection to bond? (lifestyle, belief, mood).

Cách tiếp cận - How will the story be delivered to the customer? (photograph, video, gif, chart, infographic, reels,...).

IMAGE: MALE FASHION TRENDS

THAM KHẢO QUY TẮC 5W1H


5W1H (What - Who - Where - When - Why - How?) đối với mình là một quy tắc nhanh, gọn và hiệu quả mà mình hay áp dụng để brainstorm ý tưởng cho các bài viết hoặc kế hoạch truyền thông.


WHAT - Giới thiệu BST, thông điệp là gì?

WHO - BST, thương hiệu dành cho những ai?

WHERE - BST/thương hiệu có thể được tìm thấy ở đâu, hoặc xuất hiện trên nền tảng MXH nào?

WHEN - Khi nào BST/thương hiệu ra mắt? Hé lộ các mốc thời gian quan trọng.

WHY - Tại sao bạn đặc biệt? Tại sao bạn thu hút khách hàng? (“Why” shapes your story).

HOW (plan of action) - bạn thể hiện thông điệp với hình thức nào? (phim, ảnh, video, collab, quote…).


KHI CÁC THƯƠNG HIỆU LỚN "KỂ CHUYỆN"

IMAGE: GUCCI

Trong chiến dịch quảng cáo Thu Đông 2019 của Gucci, câu chuyện mà Giám đốc Sáng tạo Alessandro Michele muốn kể lại đó là những giá trị nguyên bản, những điểm khởi đầu của thời trang Prêt-à-porter (ready-to-wear).


Nike, thành công trong việc sử dụng câu chuyện của mình để hướng tới những giá trị của người phụ nữ, điển hình như “Junatas Imparables”- chiến dịch kết hợp cùng những người phụ nữ nổi tiếng ở Mexico.


“Close the Loop” - một chiến dịch marketing của H&M không chỉ đề cao thời trang bền vững mà còn thể hiện một số giá trị quan trọng như bình đẳng giới, sự đa dạng về cơ thể, v.v.


STORYTELLING MARKETING FUNNEL


73 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page