top of page
  • Ảnh của tác giảVyy Bui

NTK DUY HOÀNG| CÁI TÔI KHÁC LẠ TRONG NGÀNH THỜI TRANG


NTK Duy Hoàng tên thật là Hoàng Quang Duy, sinh năm 1998 tại Phú Thọ. Anh tốt nghiệp khoa Thiết kế Thời trang, Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội LCDF. Năm 2020, Duy Hoàng từng trình diễn bộ sưu tập tại Aquafina Vietnam Fashion Week 2020. Các thiết kế của Duy Hoàng được nhiều rapper, DJ Việt yêu thích như: Bigdaddy - Emily, Erik, Yanbi, Gizmo, Tony D, DJ Trần Phi Thành, DJ Tilo…


Kỷ niệm đáng nhớ nhất của anh khi còn học tại LCDF là gì ? Điều lớn nhất anh học được ở LCDF là gì?

Điều Duy nhớ nhất khi còn học ở LCDF có lẽ là những lần cuối kỳ chuẩn bị may đồ. Vì là 1 sinh viên nghèo, nên việc tự sắm một chiếc máy may riêng cũng là xa xỉ đối với mình. Do đó, mỗi lần cần may đồ, Duy phải chạy 100km về quê, nơi có sẵn một xưởng may nhỏ của gia đình. Mình nhớ trong kỳ làm White shirt, sau khi đã may và chuẩn bị để duyệt mẫu, do phát hiện mẫu có vết dơ mà Duy đã chạy xe về, may trong đêm để kịp đến sáng hôm sau mang lên Hà Nội.


Điều lớn nhất Duy học được ở LCDF là tìm được chính mình.


Thiết kế thời trang luôn là một con đường đầy cạnh tranh và thách thức, điều gì đã khiến anh tiếp tục theo đuổi lĩnh vực này?

Với mình thời trang giống như đạo giáo vậy. Mỗi đạo sẽ đều có cái hay và đều hướng cho con người đến những điều tốt đẹp. Duy muốn tạo ra 1 phong cách mới trong thời trang để khi họ nghĩ về phong cách đó, họ sẽ nhớ đến mình.


Anh có thể mô tả phong cách cá nhân của mình trong 3 từ khoá không?

tương lai/ ứng dụng/ bụi bặm.










Anh có thể chia sẻ trải nghiệm thiết kê cho những nghệ sĩ đình đám như Big Daddy - Emily, Erik, Tony D, Yanbi, DJ Trần Phi Thành, DJ Tilo… ?

Duy nghĩ ngôn ngữ thiết kế của mình đang là mảnh ghép còn thiếu của thời trang trong nước. Mỗi nghệ sĩ đều có một màu sắc, cá tính riêng và họ đều để lại cho Duy những cảm xúc nhất định trong mỗi lần làm việc.

Mọi thứ khi chuẩn bị lên sân khấu đều nằm trong tính toán của Duy, và công việc của mình là tạo hình ảnh ấn tượng, khác biệt cho những người nghệ sĩ đó.


Đối với anh, công việc thiết kế cho các nghệ sĩ biểu diễn có điều gì thú vị?

Mỗi nghệ sĩ đều có một màu sắc và cá tính riêng và họ đều để lại cho Duy những cảm xúc nhất định trong mỗi lần làm việc cùng. Mọi thứ khi chuẩn bị lên sân khấu đều nằm trong tính toán của Duy, và công việc của mình là tạo những cảm xúc khác biệt cho người sử dụng thiết kế.


Điều gì làm nên sự khác biệt của anh đối với các NTK khác?

Theo Duy, tìm điểm khác biệt của bản thân so với người khác sẽ không quan trọng bằng việc mình sống thật với chính mình, vì mỗi người sinh ra đều là một bản thể không trùng lặp, đôi khi tự so sánh mình với bản thân của ngày hôm trước cũng đã là những điểm khác biệt.


Cá tính của các nghệ sĩ có ảnh hưởng thế nào đến quá trình thiết kế của anh? Làm sao để anh cân bằng giữa phong cách cá nhân và yêu cầu của khách hàng?


Với Duy mỗi người đều là nghệ sỹ và mình chỉ là người đưa cho họ những dụng cụ để tạo nên bản sắc của riêng mình. Điều đó có lẽ cũng là khác biệt duy nhất về tư tưởng của Duy với các nhà thiết kế khác.


Đối với anh, sự khác biệt giữa các thiết kế ứng dụng và đồ biểu diễn là gì?


Thời trang ứng dụng là loại trang phục mang tính ứng dụng vào thực tiễn cao, được sản xuất hàng loạt, dễ mặc và mặc được ở mọi lúc mọi nơi. Mục đích chính của nó là để bán, do đó giá cả được đưa ra phù hợp với chất liệu và đối tượng sử dụng. Còn thời trang biểu diễn là nơi mọi ý tưởng và sự sáng tạo của con người được chấp nhận, mang tính nghệ thuật cao, thể hiện phong cách, ý tưởng và tài biến hóa của các nhà thiết kế.


Khó khăn lớn nhất anh từng gặp trên hành trình sáng tạo của mình là gì?

“Nothing ventured” đã nói lên tất cả. Với Duy, không có gì là khó khăn cả, vì mỗi thử thách đều tạo cho mình động lực và sự thôi thúc để hoàn thiện nó một cách tốt nhất.


Anh có lời khuyên nào dành cho các bạn trẻ đang có ý định theo đuổi ngành Thiết kế Thời trang không?

Trước tiên mình muốn các bạn trẻ hiểu rằng, thời trang không màu hồng như các bạn đang nghĩ. Nếu muốn theo đuổi nó thì phải xác định sống chết với nó và đừng bao giờ nản trí, hãy suy nghĩ liên tục và không được dừng lại, bởi ngành công nghiệp thời trang đào thải rất nhanh. Bạn ngừng nghĩ nghĩa là bạn bị loại.

































11 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page