top of page
  • Ảnh của tác giảVyy Bui

NHỮNG LẦM TƯỞNG VỀ NGÀNH THỜI TRANG (P.1)

“Đam mê” là một cụm từ không dễ dàng để nói ra, đó là khi ta vẫn quyết tâm theo đuổi ước mơ ngay cả khi biết trước mình sẽ gặp áp lực bởi sự “không mấy hào nhoáng” của nó. Hay ngược lại, có những điều không tệ như bạn nghĩ, nhưng vì không hiểu rõ nên bạn luôn sợ hãi, lo lắng và muốn đổi hướng đi.


Rất nhiều người luôn sớm khẳng định mình “đam mê” một điều gì đó, nhưng lại chưa thực sự hiểu kỹ về nó. Vậy bạn đã thực sự biết về ngành thời trang hay chưa, những lầm tưởng thường gặp khi theo đuổi ngành này là gì, cùng tìm hiểu nhé! 

IMAGE: IGNANT


CHỈ CẦN BIẾT VẼ LÀ ĐỦ

Thời trang đi liền với vẽ gần như là tâm lý phổ biến nhất đối với các bạn trẻ mới tìm hiểu về thời trang. Sự tự ti của các bạn cũng đến từ việc bản thân vẽ “chưa đủ đẹp”. Vậy biết thế nào mới là đủ đây?


IMAGE: SHOWSTUDIO


Sự rung cảm trên các sàn diễn thời trang thường tràn đầy năng lượng và ý niệm sâu sắc. Điều mà quần chúng không nhìn thấy, là quá trình chiêm nghiệm đằng sau mỗi bộ trang phục, và luồng ý tưởng từ hạt giống ban đầu. Ý tưởng và quá trình hiện thực hóa thành những bộ quần áo thực tế là những điều quan trọng nhất. Ngoài ra, hậu kỳ của khâu thiết kế là làm sao để lan tỏa BST đến với cộng đồng lại là công việc làm truyền thông và hình ảnh. Chẳng phải có quá nhiều khía cạnh để ta trau dồi bên cạnh khả năng vẽ hay sao?


HỌC THIẾT KẾ THỜI TRANG SẼ MỞ THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG

IMAGE: KEEP IT CHIC

Không phải ai học thiết kế thời trang cũng sẽ mở thương hiệu cá nhân, bởi lĩnh vực này cũng rất nhiều con đường khác để phát triển. Bạn có thể làm nhà thiết kế cho thương hiệu mình yêu thích, nhà thiết kế rập, nhà thiết kế chất liệu, quản lý chuỗi sản phẩm, giám đốc sáng tạo, stylist…Đôi khi ta thường áp lực việc luôn phải tự sáng lập thương hiệu, tự kinh doanh dù bản thân chưa sẵn sàng.


MẶC ĐẸP, THÍCH MUA SẮM LÀ “ĐAM MÊ” THỜI TRANG

IMAGE: BEHANCE

Tâm lý này thường diễn ra khi ta chưa hiểu rõ sự khác nhau giữa “trang phục” và “thời trang”. Nhiều người lựa chọn theo đuổi ngành thời trang vì cảm thấy bản thân thích thú với quần áo, mua sắm và ăn diện. Cho tới khi nhận ra thế giới thời trang đòi hỏi nhiều hơn thế, có những người không ở lại đến cuối. Cá nhân mình đam mê thời trang, nhưng hỏi mình có yêu shopping không, có lẽ là đôi lúc thôi, mình đơn giản mà.


HỌC THIẾT KẾ KHÔNG CẦN CẬP NHẬT XU HƯỚNG

“Tôi không theo xu hướng, tôi tạo ra xu hướng” là tâm lý khá phổ biến khi theo thiết kế thời trang dẫn đến việc bỏ qua các bước làm trend research. Tuỳ cách vận hành của từng cá nhân, công ty, nhưng cá nhân mình thấy cập nhật xu hướng không có nghĩa ta phải áp dụng xu hướng đó. Nghiên cứu xu hướng giúp ta hiểu chuyện gì đang diễn ra trên thế giới và giữa các thương hiệu. Từ đó, ta có phương hướng riêng cho bản thân mình.


IMAGE: TREND SENSES

5. CƠ HỘI VIỆC LÀM KHAN HIẾM

IMAGE: HIGHSNOBIETY

Nhiều gia đình không muốn con mình theo ngành thời trang bởi định kiến rằng thời trang phù phiếm. Thực tế, ngành thời trang đang trên đà phát triển vô cùng nhanh và thuận lợi, với những ý tưởng xuất sắc từ phía những người sáng tạo không chỉ về mặt thiết kế mà còn về hình ảnh và thông điệp thiết thực đến cộng đồng về phong cách sống - văn hoá - nghệ thuật.

20 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page