top of page
  • Ảnh của tác giảVyy Bui

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI THEO ĐUỔI NGÀNH THỜI TRANG (P.2)

Đã bao giờ bạn tự hỏi, trước khi theo đuổi ngành thời trang, mình cần chuẩn bị những gì chưa? Nếu xác định được trước một số mindset, bạn sẽ có tâm lý vững vàng hơn khi bước vào ngành. Dựa vào môi trường làm việc và trải nghiệm cá nhân, mình đã đúc kết ra được những điều sau. Cùng khám phá nhé!

IMAGE: NORTHUMBIA FASHION

5. NGOẠI HÌNH KHÔNG PHẢN ÁNH TƯ DUY THỜI TRANG

Ai làm thời trang cũng mặc đẹp hết ý!” là một câu nói mình từng nghe rất nhiều. Khi nhắc đến thời trang, nhiều người lầm tưởng rằng vẻ bề ngoài của những người trong ngành đều rất ‘thời trang’. Không dừng lại ở đó, từng có những trường hợp đưa ra thước đo chuẩn mực tri thức ngành này qua phong cách ăn mặc thường ngày của người khác. Những ai “ngầu”, cá tính hơn sẽ tạo cảm giác cho người ngoài rằng họ chuyên nghiệp hơn. Đây là tâm lý phổ biến của một số người nhất định khi nhìn vào lĩnh vực thời trang. Nếu chẳng may bạn có suy nghĩ tương tự thì không phải vậy đâu!

IMAGE: VOGUE

Thực tế, mình quen rất nhiều sinh viên hoặc các anh chị đi trước có phong thái hết sức bình dị, thậm chí không quá đầu tư trang phục hàng ngày nhưng khả năng chuyên môn của họ thực sự đáng nể. Ngoài ra, nói một cách cá nhân hoá hơn, nhiều người thấy mình là “người chơi hệ màu hồng” sẽ nghĩ các thiết kế của mình sẽ chỉ toàn màu hồng ư? Không hề! Mình cũng phát triển ý tưởng như quy trình thông thường, nghiên cứu xu hướng và tư duy hình ảnh hết sức khách quan. Câu chuyện về ngoại hình và tư duy chuyên môn là hai thái cực khác nhau và đôi khi ta không nên đánh đồng.


6. XU HƯỚNG KHÔNG PHẢI LÀ TẤT CẢ

Cá nhân mình thấy rất nhiều người đặt nặng vấn đề về xu hướng khi xây dựng thương hiệu thời trang. Nghiên cứu xu hướng là điều cần thiết cho mỗi doanh nghiệp, nhằm định hình được hướng đi của thị trường. Tuy nhiên, ta không nên phụ thuộc vào nó 100% . Nếu sản phẩm chỉ là sự rập khuôn của xu hướng hay các khuôn mẫu ngoài kia, thương hiệu sẽ không thể duy trì bền vững mãi.

IMAGE: IDEEDAPRODURRE

Đối với trend ngắn hạn, nó sẽ diễn ra vài tháng - gần 1 năm, trung hạn từ 3-5 năm và dài hạn là 5-10 năm. Đối với megatrend, hay còn được hiểu là những tác động rất lớn của thế giới, có sự ảnh hưởng theo nhiều thập kỷ và không có sự dừng lại (môi trường, khí hậu,...), được rất nhiều thương hiệu khai thác. Chính vì thế, chúng sẽ trở nên bão hoà nếu mỗi thương hiệu không có một cá tính riêng để nhận diện.


Có thể nói, xu hướng là yếu tố quan trọng để thương hiệu tham khảo và lấy cảm hứng, nhưng ta cần cân bằng hợp lý giữa sự cập nhật và phong cách riêng. Chính tính cách thương hiệu của bạn (brand personality) là thứ giúp mỗi người có thể đi những bước vững vàng hơn trong ngành thời trang.


7. VỐN KHỞI NGHIỆP KHÔNG CẦN PHẢI ‘RẤT NHIỀU’

IMAGE: DESIGNSCENE

Để khởi nghiệp thương hiệu cá nhân trong ngành thời trang, cần bao nhiêu vốn là đủ? Chúng ta sẽ chẳng có một công thức chung nào cho câu hỏi này hết. Ngày này, kinh doanh ngành thời trang có rất nhiều hình thức và quy trình tổ chức bộ máy. Với mỗi một người chủ, họ sẽ áp dụng những cách thức phù hợp nhất với hoàn cảnh của bản thân và đội ngũ nhân sự.


Nếu bạn nghĩ bắt buộc cần “cả một gia tài” để khởi nghiệp lĩnh vực này thì không phải vậy đâu! Founders của Xéo Xọ chỉ khởi nghiệp chỉ với 900.000 VNĐ, hay 1 founder mình biết cũng từng bắt đầu với 15.000.000 VNĐ. Đây không phải là những con số hàng chục, hàng trăm triệu mà mọi người thường hay nghĩ. Điều quan trọng là ta không ngừng chăm chỉ, nỗ lực học hỏi và chi tiêu hợp lý cho các khoản cần thiết.


8. DIỄN HỌA KHÔNG QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH CÔNG

IMAGE: AYVISA

Mình từng nhận được rất nhiều câu hỏi về vấn đề vẽ diễn hoạ khi theo đuổi thiết kế thời trang. Có bạn còn hỏi rằng, biết vẽ đã hoàn thiện bao nhiêu % chặng đường trở thành một NTK? Có lẽ, đa số mọi người đều có tâm lý áp lực khi chiêm ngưỡng những bản fashion illustration đầy điêu luyện trên mạng.


Mình hiểu, mình cũng từng như vậy. Nhưng đó chỉ là vẻ hào nhoáng, bề nổi của lĩnh vực thiết kế. Nó cũng giống như sự hào nhoáng của ngành thời trang, nhưng thực chất bên trong là muôn vàn khó khăn. Đối với vẽ diễn hoạ cũng vậy, vẽ đẹp không đồng nghĩa với thiết kế giỏi. “Vẽ” và “thiết kế” là 2 khái niệm rạch ròi và để thiết kế đẹp. Để trở thành một NTK thời trang thành công, bạn cần nhiều kiến thức chuyên môn và cảm nhận về nghệ thuật hơn.






42 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page