top of page
  • Ảnh của tác giảVyy Bui

NGÀNH TRUYỀN THÔNG & MARKETING THỜI TRANG CẦN HỌC NHỮNG GÌ? (P.1)

Trong ngành công nghiệp thời trang, truyền thông & marketing là một trong những mảng cốt lõi quyết định sự thành công của một thương hiệu. Có rất nhiều bạn trẻ hứng thú và yêu thích ngành Fashion Marketing & Communication bởi tính linh hoạt, năng động và những trải nghiệm thú vị.


Tuy nhiên, đôi khi các bạn sẽ tự hỏi Truyền thông & Marketing thời trang có gì khác với ngành Marketing nói chung, ta được học những kiến thức gì? Ngày hôm nay, mình sẽ điểm qua những môn học và kĩ năng mà bạn nhận được khi theo học ngành này nhé!


1. MARKET RESEARCH - nghiên cứu thị trường.


Học ngành này, researching - nghiên cứu là một trong những kĩ năng cơ bản nhất để có cái nhìn tổng quan về thị trường thời trang. Nếu bạn muốn xây dựng một thương hiệu cá nhân, trước tiên bạn cần hiểu rõ về những điều đang diễn ra quanh mình, xu hướng ra sao và tâm lí của khách hàng nói chung. Để mang lại lợi nhuận và tạo được danh tiếng, ta cần đáp ứng được một số tiêu chí và yêu cầu của thị trường thời trang. Cũng như để tạo được sự khác biệt, ta cần ý thức được thị trường đang có cái gì và không có cái gì. Để thực hiện nghiên cứu về thị trường thời trang, ta có thể tham khảo cách sau: làm các research boards về những xu hướng và phong cách đang xuất hiện trên thị trường và liệt kê những thương hiệu khác nhau trong từng loại phong cách và phân tích nét riêng biệt của họ (mình đính kèm ảnh ví dụ bên dưới để bạn dế hình dung hơn). Qua đó, ta sẽ có bức tranh khái quát về những điều đang diễn ra trên thị trường, cái gì nổi bật và đưa ra kết luận cho riêng mình.

Một số bản Market Research cũ của mình (hồi đó vẫn bỡ ngỡ lắm).


2. TREND FORCASTING - dự đoán xu hướng.


Xu hướng mà ta nói đến không chỉ là thời trang, mà còn là phong cách sống, như cầu thị trường nói chung và những sự kiện gì đang ảnh hưởng đến thế giới hay ngành công nghiệp thời trang. Liệu nó có tác động lên cách tiêu dùng sản phẩm của mỗi cá nhân?Từđó ta cần đề ra những chiến lược Marketing nào để đánh trúng tâm lí thị trường vào thời điểm đó?Điều này yêu cầu ta có sự nhanh nhạy nhất định về thông tin, cũng như việc thường xuyên cập nhật kiến thức qua các kênh tin tức, blog, website hay theo dõi những influencers trong ngành. Mình cũng đang trên chặng đường học hỏi, nhưng mình có thể chia sẻ một số nguồn thông tin sau để các bạn cùng cập nhật nhé!

  • Theo dõi trang chuyên về lĩnh vực dự đoán xu hướng hàng đầu như WGSN.

  • Tải các app: Vogue Runway, Vogue Collection, Fashion TV, Bazaar VN, Tagwalk…

  • Hoặc các trang báo chuyên môn thời trang như Elle, L’Officiel, Đẹp Magazine, Style Republik…

  • Chuyên mục thời trang, giải trí của VietNamNet, VnExpress…

  • Theo dõi các group/page Facebook: Maybe We Should Talk ‘Bout Fashion, Vietnamese Diversity Outfits, Maybe You Missed This Trend Outfit…

  • Cập nhật về thời trang trên Instagram: @chaubui.net, @vssg.site, @streetwear.outfitter… 

  • Theo dõi cìnluencers có tầm  ảnh hưởng với thời trang trong nước và Quốc Tế.

Research của mình trên lớp về xu hướng thời trang và tâm lý khách hàng

3. SUPPLY CHAIN - chuỗi cung ứng trong thời trang & vấn đề môi trường.


Hiểu về thị trường không sẽ chưa đủ, bạn cần những kiến thức về quy trình sản xuất, xưởng và quá trình cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả đảm bảo mang lại những sản phẩm ổn định, đến đúng lúc để đáp ứng nhu cầu hiện tại. Thiếu đi điều này, các thương hiệu may mặc và nhà bán lẻ sẽ phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, nếu bạn tìm hiểu về các thương hiệu fast fashion như H&M, Zara, Uniqlo, Gap...thì yếu tố này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quảng bá sản phẩm. Kiến thức về chuỗi cung ứng và môi trường cũng giúp bạn có định hướng về các kiểu sản phẩm trong thị trường thời trang để xây dựng thương hiệu cá nhân.

IMAGE: Gold Garment

IMAGE: rmit.edu.vn

4. VISUAL MERCHANDISING - trưng bày trong thời trang.


Để quảng bá thành công một thương hiệu, từng yếu tố bạn nhìn thấy đều có thể là một phương thức để họ làm hình ảnh. Đặc biệt, đối với những thương hiệu có tiếng, thiết kế cửa hàng và trưng bày sản phẩm sao cho bắt mắt là một trong những điều thiết yếu để thu hút khách hàng. Có thể bạn sẽ không mua một món đồ nếu nhìn nó riêng biệt, nhưng biết đâu bạn sẽ mua khi nó được sắp đặt cạnh những outfit khác có sự kết hợp hài hoà, tinh tế hơn. Để tạo nên một không gian phù hợp với tính cách thương hiệu và những gian hàng cuốn hút, bạn cần làm những nghiên cứu về màu sắc, chất liệu kiến trúc và cả tính thẩm mỹ về styling. Học môn này, bạn sẽ nghiên cứu về lịch sử trưng bày của các thương hiệu, trung tâm thương mại, các xu hướng trưng bày và nghiên cứu shop window, store display, hay tìm hiểu về nguyên liệu quảng cáo, poster của họ. Cuối môn, bạn sẽ được tự phát triển ý tưởng và thiết kế một cửa sổ trưng bày cho một thương hiệu bất kì.

Các bản nghiên cứu cũ của mình về window display, dù chưa thực sự ưng nhưng mình vẫn chia sẻ để mọi người hình dung rõ hơn về môn học này nha.


5. BRAND REPORT - báo cáo thương hiệu.


Là một kĩ năng quan trọng, báo cáo về một thương hiệu gần như là sự tổng hợp của tất cả các kĩ năng bạn cần có trong marketing thời trang. Vậy trong brand report, ta cần thực hiện những nghiên cứu gì?

  • Phong cách nổi bật hay xu hướng tổng quan của thương hiệu đó (minimal, casual chic, business formal wear, womenswear, unisex, minimal...).

  • Lợi thế và thách thức của vị trí địa lý (nếu thương hiệu có cửa hàng).

  • Window display (trưng bày cửa sổ store) - phân tích cách họ xây dựng hình ảnh khi nhìn từ ngoài vào.

  • Shop display - nội thất cửa hàng và cách trưng bày sản phẩm qua các không gian khác nhau.

  • Target customer - nghiên cứu tập khách hàng tiềm năng và đối tượng mục tiêu mà thương hiệu đó hướng đến. Ta cần làm customer board để chỉ rõ điều này.

  • Tương tác của thương hiệu với người có tầm ảnh hưởng, khách hàng hay quan hệ công chúng nói chung.

  • Nghiên cứu về sản phẩm, phân tích các chi tiết trên trang phục, tông màu và tìm hiểu cơ hội, thách thức của phong cách đó trên thị trường. So sánh sự thay đổi về tính thẩm mỹ của thương hiệu qua thời gian.

  • Nghiên cứu về giá thành để tìm ra phân khúc thị trường của thương hiệu (cao cấp, xa xỉ, cận xa xỉ…).

  • Phân tích cách thương hiệu quảng bá và làm hình ảnh trên website, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, You Tube Pinterest (một số thương hiệu Quốc Tế).

  • Nghiên cứu về packaging - đóng gói, bao bì, cách thiết kế nhãn, mác...Đây là một trong những công đoạn có tầm ảnh hưởng không kém trong branding (xây dựng thương hiệu).

  • Tìm hiểu về các sự kiện mà thương hiệu đó từng tổ chức/tham gia và cách họ tiếp cận công chúng, khách hàng.

  • Nghiên cứu về đối thủ của thương hiệu đó và những thách thức của họ trên thị trường thời trang.

Dưới đây mình đính kèm link PDF brand report hoàn chỉnh tại LCDF của mình! Là bài final của kỳ học trước, mình đã cố gắng làm tốt nhất trong khả năng, mọi người có thể tham khảo nha. Nhìn chung, mình khá ưng với layout, dù bây giờ cũng thay đổi ít nhiều. Mình tin nếu bạn cố gắng hết mình, bạn sẽ tốt lên qua từng mốc thời gian!

FINAL BRAND REPORT
.pdf
Download PDF • 24.57MB

6. FASHION BLOGGING - nhật ký thời trang, chia sẻ trực tuyến.


Học về blogging, bạn sẽ được làm quen với quy trình xây dựng website qua các nền tảng dựng web và template như WIX, Squarespace, Wordpress, Behance...Qua đó, bạn hiểu cách vận hành của một website thời trang, cũng như các bước để tạo nên những nội dung - content thu hút lượng người truy cập. Đây là một kĩ năng rất quan trọng cho branding - xây dựng thương hiệu vì ngày nay hầu hết các thương hiệu đều phát triển và quảng bá qua website và các nền tảng mạng xã hội. Bạn sẽ học cách đo lường kết quả tương tác và đánh giá website của mình, so sánh giữa các weblog thời trang khác nhau trên thế giới. Để xây dựng blog cá nhân, bạn cũng cần thực hiện nghiên cứu về khách hàng mục tiêu (target audience), thiết kế logo và làm timeline nội dung, chiến lược truyền thông cụ thể...Blogging đã giúp mình phát triển The Fashion Alley và đây có lẽ là môn học mình yêu thích nhất trong quá trình học Fashion Marketing.


Một phần trong Blog Research 40 trang của mình: lựa chọn những website mình hứng thú nhất và mong muốn được học hỏi cách phát triển đó. Sau khi research, chúng mình sẽ bắt tay vào xây dựng blog cá nhân. Sau kỳ học, nếu thực sự đam mê, bạn sẽ duy trì công việc blogging như một thương hiệu cá nhân, nếu không cũng không sao cả.


Bài viết đã dài, mình sẽ tạm gác bút tại đây. Mọi người cùng đón chờ phần tiếp theo về nội dung này nhé, vẫn còn những điều thú vị của ngành học này đang chờ bạn khám phá. Mong những thông tin này sẽ hữu ích với những bạn quan tâm The Fashion Alley! Cảm ơn bạn vì đã theo dõi!



1.561 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page