top of page
  • Ảnh của tác giảVyy Bui

FASHION SHOW CHECKLIST (P.2)

Được biết đến như một sân chơi sáng tạo của các nhà thiết kế và cũng là sự kiện đặc trưng của ngành công nghiệp thời trang, một Fashion Show cần được lên kế hoạch như thế nào? Cùng mình tìm hiểu nhé!

IMAGE: GIAMBATTISTA VALLI

7. KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG


Để một show diễn thời trang có sức lan tỏa và tầm ảnh hưởng, xây dựng một kế hoạch truyền thông hiệu quả là điều vô cùng quan trọng. Truyền thông cho show diễn thời trang bao gồm truyền thông hình ảnh và quan hệ công chúng. Truyền thông hình ảnh chủ yếu là những dự án nghệ thuật (photoshoot, trailer, fashion film…) hé lộ chủ đề show diễn được đầu tư một cách kỳ công, đầy sáng tạo. Đó chính là nguyên liệu truyền thông cho các kế hoạch PR/báo chí.

IMAGE: PABLO THECUADRO

Đầu tiên, bạn cần xác định đối tượng và mục tiêu truyền thông (show diễn hướng đến những đối tượng như thế nào? Liệu đó là những người đam mê thời trang nói chung, các bạn trẻ, các bạn học sinh hay những người đã có chuyên môn trong ngành?). Chỉ khi xác định được đúng đối tượng cho chương trình của mình, bạn mới có thể xác lập được chiến lược đúng đắn. Tiếp đó, ta cũng cần xác định được những kênh truyền thông của sự kiện (online/offline). Show diễn sẽ được quảng bá trên những nền tảng mạng xã hội nào và mục tiêu báo chí là bao nhiêu kênh. Khi xây dựng kế hoạch báo chí (press release plan), ta có thể phân loại các kênh như sau:

- Báo chí & các kênh đưa tin VTV:

Kênh truyền hình: VTV1, VTV3, VTV6…

- Các trang báo mạng điện tử: VnExpress, Dân trí, Vietnamnet, 24h.com.vn,...

- Báo/tạp chí chuyên môn thời trang trong nước và quốc tế: Vogue, Elle, L'Officiel, Style Republik...

- Các trang tin thu hút giới trẻ: Kenh14.vn, Saostar, Báo Tuổi Trẻ, Zing.vn…

Song song với đó, ta cần lập chiến lược truyền thông cho từng giai đoạn (tiền sự kiện - trong sự kiện - sau sự kiện) và có một timeline cụ thể.


8. KẾ HOẠCH TÀI TRỢ

IMAGE: GRAPHIC RIVER

Để làm kế hoạch tài trợ cho một show diễn thời trang, hồ sơ tài trợ cần thể hiện rõ tính thời trang và tinh thần của BST. Đặc biệt, giá trị nhân văn hoặc thông điệp của concept BST cần được thể hiện rõ ngay ở trang bìa hoặc các vị trí gây ấn tượng đầu tiên trong bộ hồ sơ. Chúng ta không chỉ mời tài trợ những đối tác, doanh nghiệp trong lĩnh vực thời trang mà còn mời những công ty, doanh nghiệp ở các ngành nghề khác. Chính vì vậy, điều mấu chốt nằm ở việc chúng ta có liên kết được giá trị của mình và họ hay không. Làm sao để một doanh nghiệp ở lĩnh vực khác có sự kết nối với khía cạnh thời trang? Khi ấy, ta cần thiết lập cho show diễn những sứ mệnh và tầm nhìn lớn để tạo sức ảnh hưởng đến các nhà tài trợ, ngay cả khi họ không thuộc ngành thời trang. Theo trải nghiệm cá nhân của mình, quá trình “custom” hồ sơ tài trợ cho các doanh nghiệp khác nhau thực sự không phải điều dễ dàng và đòi hỏi rất nhiều “chất xám”. Một hồ sơ tài trợ thành công không chỉ khiến nhà tài trợ thấy được những giá trị mà show diễn đem lại, ta cũng cần cho họ thấy được những quyền lợi mà họ sẽ nhận được sau đó. Nếu cần thiết, đừng ngại thiết lập những chiến dịch (campaign) truyền thông mà bạn có thể hợp tác với họ để nâng cao lợi ích đôi bên. Ngoài ra, ta cũng có thể đề cập nguyện vọng về một quan hệ đối tác lâu dài trong tương lai. Bạn có thể tham khảo template kế hoạch tài trợ show diễn thời trang tại đây:

https://www.pandadoc.com/fashion-show-sponsorship-proposal-template/


IMAGE: VOGUE MAGAZINE

9. CASTING NGƯỜI MẪU


Khi BST đang ở quá trình hoàn thiện, đó cũng là lúc ta cần lên kế hoạch casting/fitting để chọn ra những người mẫu phù hợp nhất cho show diễn. Để tổ chức một buổi casting, đầu tiên, ta cần có sự thông báo chính thức về tuyển chọn người mẫu trên các phương tiện truyền thông. Hãy chọn một địa điểm casting hợp lý và đủ không gian để người mẫu trình diễn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể liên hệ với Agency người mẫu và các nhà quản lý người mẫu để lựa chọn những gương mặt phù hợp nhất. Bên cạnh đó, hãy nêu rõ tiêu chí tuyển chọn của show diễn để các ứng viên chuẩn bị tốt nhất cho phần casting của mình. Bất kì show diễn nào cũng có những tiêu chí nhất định về người mẫu, tùy vào tính cách BST:

  • Độ tuổi.

  • Giới tính (nam, nữ, unisex/mixed…).

  • Ngoại hình (chiều cao, dáng người, màu da, màu tóc, size…).

  • Kỹ năng

  • Thần thái

Sau khi đã lựa chọn được những người mẫu phù hợp tiêu chí show diễn, điều tiếp theo cần làm đó là sắp xếp từng bộ trang phục cho những người mẫu cụ thể.


10. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BTC


Để một sự kiện có thể thành công, sự phối hợp của đội ngũ BTC là yếu tố cốt lõi. Nếu nhân sự không đồng đều và không có tinh thần trách nhiệm cao, việc tổ chức một show diễn thời trang là điều vô cùng khó khăn. Bởi fashion show không như chúng ta nghĩ, đằng sau những ánh hào quang và những bộ cánh lộng lẫy là không khí áp lực hơn bao giờ hết của hậu trường. Những gì bạn thấy là ánh đèn sân khấu và từng bước catwalk nhịp nhàng, nhưng những gì BTC thấy là sự hỗn loạn ở khu vực cánh gà. Vậy làm sao để điều hành và sắp xếp mọi thứ một cách logic nhất? Đội ngũ nhân sự của một show diễn thời trang bao gồm các vị trí sau:

  1. Tổng đạo diễn/Art director

  2. Trưởng ban tổ chức

  3. Đạo diễn catwalk

  4. Đạo diễn hình ảnh/âm thanh/ánh sáng

  5. Quản lý hậu trường

  6. Quản lý người mẫu

  7. Quản lý trang phục

  8. Quản lý sân khấu

  9. Đội ngũ hậu cần

  10. Đội ngũ make-up

  11. Đội ngũ hình ảnh

IMAGE: @FASHIONINDUSTRYNETWORK

Bên cạnh đó, yếu tố thành công của show diễn còn phụ thuộc vào chính sự điều hành của những người đứng đầu BTC. Người leader cần có khả năng quản lý nhân sự, phân công đúng người đúng việc, đúng với thế mạnh của họ để từ đó mỗi cá nhân đều phát huy tốt nhất khả năng của mình trong công đoạn tổ chức.

30 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page