top of page
  • Quan Anh Thu

CẨM NANG CHU TRÌNH SKINCARE (P1) #beauty_starter_kit

Đã cập nhật: 27 thg 1, 2022

Hầu hết sinh viên ngành nghệ thuật nói chung và thiết kế thời trang nói riêng đều có lối sống “cú đêm". Các bạn thường thức đến 4-5 giờ sáng để làm đồ án cùng những áp lực tâm lý cá nhân. Bạn cảm thấy lo lắng cho làn da của mình những đêm dài chạy deadline/đồ án thời trang? Bạn mong muốn tìm cách chăm sóc vẻ ngoài của mình nhưng lại không có thời gian nghiên cứu một cách bài bản? Chúng mình ở đây để giúp đỡ và bài viết này là dành cho bạn!


Trước khi bắt đầu với chu trình skincare, các bạn đừng quên rằng “Đẹp tự nhiên nhưng không tự nhiên mà đẹp”! Nếu bạn lần đầu đến với series #beauty_starter_kit thì bạn có thể truy cập vào trang web www.thefashionalleyvn.com để không bỏ lỡ những chia sẻ về tâm lý và tips cơ bản để bắt đầu với công cuộc skincare.


Trong post lần này, mình sẽ để lại một số sản phẩm mình đã sử dụng trong những năm qua để đúc kết được những lưu ý cho từng bước skincare.

IMAGE: @HARPER'S BAZAAR

1. Makeup Remover and Oil Cleanser

Lựa chọn một loại tẩy trang phù hợp sẽ còn phụ thuộc vào tần suất sử dụng đồ mỹ phẩm hàng ngày của bạn hoặc yếu tố công việc bắt buộc bạn phải đi trên đường với nhiều bụi bặm...Vì vậy, trong chu trình skincare của mình, mình có các loại tẩy trang phù hợp với những dịp khác nhau.

IMAGE: @KRISHIEE

Những ngày mình không makeup nhiều và chỉ bôi kem chống nắng, mình thường sử dụng tẩy trang dạng nước (micellar water) - Bioderma Sensibio H2O Micellar Water. Ngoài ra nếu bạn là học sinh, sinh viên và đang nghĩ tới những lựa chọn vừa túi tiền hơn, mình sẽ khuyên dùng Garnier SkinActive Micellar Cleansing Water. Các dòng sản phẩm tẩy trang thường được phân loại theo màu. Với cả hai loại nước tẩy trang trên, mình thường sử dụng loại nắp hồng - dành cho da nhạy cảm tới da thường. Những bạn da dầu thì mình sẽ khuyên nên sử dụng sang loại cùng dòng có nắp xanh.


Trong những ngày mình makeup nhiều hơn thì mình ưu tiên sử dụng dầu tẩy trang (oil-based) để có thể hoàn toàn lau sạch lớp trang điểm và bụi bẩn bám trên mặt cả ngày. Những loại oil-based mình thấy sẽ sạch sâu hơn micellar nhưng với mình thì mình không quen lắm với dạng chất lỏng (texture) của loại oil-based vì mình hay hậu đậu lúc bôi lên. Tuy nhiên, mình khuyên những bạn da mụn không nên dùng oil-based cho cả mặt. Một số bài báo nghiên cứu mình có đọc cho thấy rằng oil-based có khả năng gây kích ứng với mụn hơn vì sản phẩm thường chứa các thành phần mạnh. Dù vậy, điều đó không có nghĩa là loại sản phẩm oil-based cleanser không có sản phẩm tốt và phù hợp với da mặt của bạn. Nếu được chọn một thì mình sẽ chọn Shu uemura Cleansing Oil. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc lựa chọn loại Micellar Water để tẩy trang với hai dòng sản phẩm mình có đề cập ở đoạn trên và dùng thêm tẩy trang dành riêng cho vùng mắt. Loại mascara yêu thích của mình là của hãng Kiss me. Riêng với loại này thì câu hát “Mắt em nhoà đi mascara” sẽ không còn là sự thật. Loại này không trôi chống nước và bám dính tới mức cả nước tẩy trang micellar cũng chịu thua. Với những loại mascara như vậy, bạn có thể sử dụng Kiss me Mascara Remover (độ bám trên mi mắt cao nên hãng có một loại tẩy trang dành riêng), hoặc Maybelline Makeup Remover Eye & Lip Makeup Remover.


2. Cleanser

Có lẽ cụm từ “double cleansing” khá nổi tiếng trong giới skincare từ những beauty blogger tới những bác sĩ da liễu khuyên bảo. Double cleansing bao gồm tẩy trang và sử dụng sữa rửa mặt. Thực hiện 2 bước này sẽ giúp làn da của bạn được sạch sâu, loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và bã nhờn, tránh bị mụn “đình công”. Ở bước này, mình khuyên các bạn nên sử dụng loại rửa mặt water-based thật dịu nhẹ, loại thường tạo ra bọt hoặc dạng kem mịn khi chúng ta cho thêm nước.

IMAGE: @VOGUE

Lựa chọn cá nhân của mình là Paula Choice Pore Normalizing Cleanser, sản phẩm này cũng dành cho da nhạy cảm (mụn) và có chứa những thành phần lành tính như Vitamin B5, Arginine… kèm một thành phần chính để giảm mụn là 0.5% Salicylic Acid.





3. Exfoliator

Tẩy da chết rất quan trọng với da nhé! Nó sẽ loại bỏ lỗ chân lông bị tắc và các tế bào da chết và cũng có thể cải thiện kết cấu da của bạn hoặc làm sáng ra. Bước này cũng là bước nền giúp các sản phẩm khác thẩm thấu sâu vào da hơn. Có nhiều loại tẩy da chết như loại cơ học bằng đường, tẩy da chết hoá học thường có những thành phần như axit lactic và axit salicylic với mục đích phá bỏ liên kết “keo” của các tế bào da chết và tế bào khỏe mạnh. Tẩy da chết thường được sử dụng khoảng 1 đến 2 lần một tuần với dạng cơ học, còn với dạng hoá học thì có thể sử dụng nhiều hơn. Như loại Extra Strength Anti-Redness Exfoliating Solution With 2% Salicylic Acid mình đã dùng trong một khoảng thời gian dài, nên da mình có thể sử dụng được cả sáng và tối. Thường các bạn nên dùng vào chu trình skincare buổi tối hơn và nhớ đọc kỹ hướng dẫn để biết tần suất sử dụng trong ngày.

IMAGE: @THISGIRLWANTS

4. The Toner

IMAGE: @ANNEOFCARVERSVILLE

Sau những bước làm sạch bề mặt da ở trên, toner chính là bước tiếp theo vì khi làm sạch chúng ta đã vô tình làm điều chỉnh độ pH của da mặt. Toner có nhiệm vụ củng cố lại hàng rào chắn của da để da tiếp tục hấp thụ kem dưỡng. Có nhiều loại toner khác nhau nhưng ở Hàn - vương quốc của làn da dewy căng bóng, phụ nữ thường dùng những loại sản phẩm toner cấp ẩm hơn những loại làm se khít lỗ chân lông. Các loại toner cấp ẩm làm dịu da và dưỡng ẩm sẽ phù hợp với rất nhiều loại da khác nhau đi kèm với những thành phần lành tính.







Ở thời điểm mới bắt đầu skincare, mình đã sử dụng Witch Hazel làm toner nhưng da mình luôn khô và về sau mình đã tìm hiểu ra nguyên nhân tại sao. Trong những sản phẩm có chứa alcohol, da sẽ dễ bị khô hơn bình thường và cũng có khả năng bị kích ứng. Về sau mình đã chuyển sang dùng Su: m37 Water-full Skin Refresher với các thành phần như nước tre và hoa cỏ ba lá đỏ hoặc Klairs Supple Preparation Unscented Toner nếu mình không tìm được sản phẩm kia. Khi bạn có phân vân giữa dòng sản phẩm có mùi hay không mùi, mình khuyên nên dùng sản phẩm không mùi vì đôi lúc hương liệu trong các sản phẩm có thể khiến da bị kích ứng.


Lời cuối:

IMAGE: @NATASCHA LIDEMANN

Bài viết lần này sẽ khép lại với 4 bước cơ bản đầu tiên trong chu trình skincare. Mình mong bạn sẽ có những kiến thức cơ bản về từng bước và tại sao cần những bước làm sạch. Hẹn các bạn ở post tiếp theo khi mình chia sẻ về những bước sử dụng sản phẩm điều trị cho làn da.


References:

The little book of Skincare - Charlotte Cho


28 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page