Vyy Bui
CON ĐƯỜNG SỰ NGHIỆP THỜI TRANG DÀNH CHO SINH VIÊN TRÁI NGÀNH (P.1)
Tấm vé bước vào ngành thời trang không chỉ nằm ở tấm bằng tốt nghiệp ngành thời trang. Rất nhiều sinh viên trái ngành dù đam mê thời trang nhưng vẫn mất ăn, mất ngủ vì vấn đề này. Nhưng dù bạn là ai, đến từ đâu, học ngành gì, bạn đều có thể làm việc trong lĩnh vực thời trang vì thực tế nhiều người đã thành công. Dưới đây là những công việc mà dù bạn học trái ngành vẫn có thể theo đuổi, bởi lẽ thời trang là một thế giới rộng mở với rất nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp.

Nhà thiết kế đồ hoạ (Graphic designer)
Mang thương hiệu thời trang trở nên sống động
Trong số những công việc thiết kế đồ họa trong lĩnh vực thời trang, xây dựng thương hiệu có lẽ là yếu tố quan trọng nhất. Các nhãn thời trang lớn như Adidas, Nike, Chanel hay Louis Vuitton đều có thể dễ dàng nhận biết ngay lập tức nhờ logo và thương hiệu độc đáo của họ.
Các ý tưởng được truyền cảm hứng, tạo ra và duy trì bởi các nhóm thiết kế, các nhãn hiệu sẽ không tồn tại nếu không có họ. Thiết kế đồ họa và lý thuyết màu sắc là những yếu tố quan trọng cần được xem xét khi xây dựng thương hiệu, nhằm để truyền đạt thông điệp, đạo đức và tuyên bố của chính thương hiệu.

Branding
Các nhãn thời trang lớn như Adidas, Nike, Chanel hay Louis Vuitton đều có thể dễ dàng nhận biết ngay lập tức nhờ logo và thương hiệu độc đáo của họ.
Marketing
Việc thu hút khác hàng ưa thích sản phẩm của một thương hiệu hầu như đều dựa trên thiết kế của chúng cũng như sự đầu tư kỹ càng về thẩm mỹ, thiết kế, màu sắc.
Cập nhật xu hướng
Để tiếp cận được nhiều đối tượng, cộng việc tiếp thị và xây dựng thương hiệu sẽ phải theo xu hướng đang thịnh hành trong một thời điểm.
Quản lý tổ chức sự kiện (Event Manager - Fashion Show)

Event Manager là người giám sát tất cả các khâu hậu cần trọng yếu của show thời trang để đảm bảo theo đúng kế hoạch, bao gồm các công việc:
Liên lạc với các khách mời của sự kiện
Đề xuất thời gian, địa điểm, ngân sách dự trù, nhân sự,...
Phối hợp làm việc với các nhà thiết kế về concept và thông điệp NTK muốn truyền tải.
Xin các loại giấy phép cần thiết.
Điều phối công việc hậu cần, âm thanh, ánh sáng, bày trí, setup đồ đạc,...
Quản lí rủi ro, xây dựng kế hoạch dự phòng.
Chăm sóc khách mời tiền và hậu sự kiện.
Để trở thành Event Manager, bạn cần những yếu tố như đam mê với công việc, quản lý thời gian hiệu quả, bền bỉ, kiên nhẫn, sáng tạo sẽ giúp bạn tiến đến gần với thành công.
Quản lý truyền thông và Marketing (PR & Marketing Manager)
Hầu hết các Marketing Manager hiện nay đều có trách nhiệm quan trọng nhất là hoạch định chiến lược Marketing cho các bộ sưu tập, chiến dịch mới và quảng bá hình ảnh của nhãn hàng. Sau đó điều hành và quản lý mọi hoạt động marketing cũng như đảm bảo các nguồn lực cho hoạt động kinh doanh của thương hiệu.

Quản lý kinh doanh (Business Manager)

Là công việc tập trung vào quá trình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp thời trang; định hướng hoạt động; đề xuất các chiến lược trong việc sản xuất và phân phối hàng hóa, đầu tư; xác định thị trường và khách hàng tiềm năng,... Đây có thể coi là cánh tay đắc lực của các NTK giúp trang phục được đưa ra thị trường tiêu thụ theo đúng quy trình, và trở thành yếu tố tiên quyết quyết định sự phát triển và thành công của một thương hiệu thời trang.
Nhà phân tích dữ liệu (Data Analyst)
Giới thời trang đã thay đổi rất nhiều trong thập kỷ vừa qua, mở đường cho các công việc với trong lĩnh vực này. Công việc của một nhà phân tích dữ liệu thời trang chính là tối ưu hóa tất cả thông tin kỹ thuật số thu thập được để giúp các công ty thời trang và bán lẻ có lợi hơn bằng cách dự đoán xu hướng và tâm lý người tiêu dùng. Vị trí này có thể hoàn toàn phù hợp với một cá nhân muốn đi sâu vào lĩnh vực khoa học máy tính, và có niềm đam mê yêu thích đối với thời trang.
Tương tự như một nhà dự đoán xu hướng, một nhà phân tích dữ liệu thời trang luôn cập nhật các xu hướng và hành vi của người tiêu dùng trước khi chúng xảy ra. Các nhà phân tích dữ liệu thực hiện điều này bằng cách thu thập, phân tích và xác định tất cả dữ liệu về khách truy cập từ các kênh kỹ thuật số của thương hiệu.

Phần lớn thời gian của một nhà phân tích dữ liệu thời trang sẽ dành cho việc phân tích và “làm gọn dữ liệu”. Điều này có nghĩa là tách dữ liệu tích cực khỏi tiêu cực thành thông tin và bản trình bày mà công ty có thể hiểu được. Sau đó, sử dụng các kỹ năng và công thức toán học, một nhà phân tích dữ liệu sẽ giúp tạo ra các thuật toán để tối ưu hóa hiệu suất, doanh số bán hàng và mức độ tương tác trực tuyến của thương hiệu. Quan trọng nhất, nhà phân tích dữ liệu sẽ tiếp tục theo dõi thuật toán để đảm bảo nó làm tăng hiệu suất và hiệu quả tổng thể của công ty.
Yêu cầu công việc và kỹ năng cần thiết của một nhà phân tích dữ liệu thời trang:
Phiên dịch các thông tin chi tiết của một dữ liệu phức tạp thành câu văn và bản trình bày rõ ràng và dễ hiểu hơn.
Cung cấp các dự án phân tích tiếp thị tiên tiến trong các lĩnh vực như phân khúc & cá nhân hóa, tự động hóa báo cáo và tích hợp dữ liệu.
Thúc đẩy tự động hóa, cho tất cả các phép đo KPI cũng như xác định và tạo bảng điều khiển KPI có thể tiêu thụ được.
Thúc đẩy việc triển khai và sử dụng các quy trình quyết định theo hướng dữ liệu.
Có kinh nghiệm với các phương pháp luận Agile, LEAN; khả năng viết mã bằng Python.
Phát triển thương hiệu bằng cách thiết kế, xây dựng, thử nghiệm và duy trì các công cụ và dịch vụ giúp khách hàng nội bộ dễ dàng cung cấp và sử dụng môi trường dữ liệu đám mây.
Thái độ định hướng giải pháp tập trung vào cải tiến liên tục.