top of page
  • Ảnh của tác giảVyy Bui

CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG THỜI TRANG

Trong ngành công nghiệp thời trang, “Trend” - hay xu hướng, là khía cạnh được nhiều thương hiệu và các nhà thiết kế đặc biệt quan tâm.

Đối với ngành Fashion Marketing & Communication, “Trend Forecasting” (dự báo xu hướng) là một trong những môn học mình cảm thấy thú vị nhất nhưng cũng “khó nhằn” nhất. Gần như chỉ những công ty nước ngoài, có thâm niên trong ngành hoặc cơ sở dữ liệu lớn về khách hàng mới có thể đưa ra các dự đoán chính xác. Vậy sinh viên thời trang có thể làm gì để bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực này? Đầu tiên, ta cần nghiên cứu tốt. Cùng mình khám phá những bước để làm Trend Research nhé!


IMAGE: TRENDSENSES

BƯỚC 01: NGHIÊN CỨU NGUỒN GỐC TREND

IMAGE: HARPER’S BAZAAR

Bất kỳ một xu hướng thời trang nào cũng có nguồn gốc của nó, đặc biệt là những xu hướng lớn (marco-trend, mega-trend…). Bối cảnh xu hướng được khởi xướng, các dấu hiệu nhận biết (spotting clues) và quá trình lan rộng của chúng là những dữ liệu vô cùng quan trọng. Nguồn gốc trend bao gồm:

Social-cultural context (world events, social values, economy, entertainment…).

Desires/basic needs (xu hướng đó thể hiện nhu cầu/ước muốn gì của cộng đồng?).

Trend innovation (NTK/thương hiệu/tạp chí nào ảnh hưởng đến trend đầu tiên?)...

….


BƯỚC 02: PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG

Mỗi xu hướng thời trang sẽ có những đối tượng khách hàng đặc trưng riêng. “Consumer analysis board” sẽ nghiên cứu tâm lý, hành vi, phong cách của những đối tượng đã, đang và sẽ hứng thú với xu hướng đó.

Who? (họ là ai?).

Inspirations (nguồn cảm hứng, tại sao họ chú ý đến xu hướng?).

Expectations (họ mong đợi gì ở xu hướng này?).

Innovation potential (tiềm năng phát triển của xu hướng)...

IMAGE: GLAMOUR

BƯỚC 03: XÁC ĐỊNH PHONG CÁCH ĐẶC TRƯNG

Đây là bước không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu xu hướng. Sản phẩm đặc trưng hay tông màu chính của xu hướng đó là gì? Hãy xác định điều này bằng Trend moodboard hoặc Trend Key Items Board. Phong cách đặc trưng của một xu hướng thời trang sẽ được thể hiện qua các yếu tố như phom dáng, chất liệu, phụ kiện, chi tiết trên trang phục…


IMAGE: SEWWAND

BƯỚC 04: NGHIÊN CỨU ĐỘ PHỦ CỦA TREND


IMAGE: VOGUE

Để biết quy mô hoặc tầm ảnh hưởng của 1 xu hướng, ta cần nghiên cứu những yếu tố tác động (trung gian) cũng như quá trình phát triển của chúng. Điều này bao gồm:

Trend blueprints: liệu trend đó có ảnh hưởng lên các lĩnh vực khác ngoài thời trang không?

Trend influences/impacts (celebrities, nghệ sĩ, NTK…đã từng áp dụng trend).

Fashion weeks (trend có được phổ biến tại các tuần lễ thời trang quốc tế không?).


BƯỚC 05: PHÂN TÍCH CHIẾN DỊCH MARKETING

Sau khi có dữ kiện về độ phủ của xu hướng, ta lại đặt ra câu hỏi: xu hướng đó được lan toả qua đâu và bằng cách nào? Trendsetters - những nhà khởi xướng xu hướng thường lan tỏa nó qua các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube hoặc tạo lên những chiến dịch truyền thông với thông điệp có ảnh hưởng lớn tới cộng đồng…

IMAGE: TRENDSENSES

TUY NHIÊN:

Tuy nhiên, việc nghiên cứu bài bản về một xu hướng/phong cách thời trang sẽ không áp dụng được với tất cả các trường hợp. Thông thường, những xu hướng dài hạn (long-term trend) sẽ có nhiều dữ kiện để khai thác hơn. Ta cần phân biệt “fashion trend” và “fad”. Những “mốt” hoặc trào lưu nhất thời diễn ra trong một thời gian quá ngắn sẽ không thể nghiên cứu chuyên sâu.


IMAGE: VOGUE


62 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page